Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020

Thi công đục phá bê tông tại Hà Nội

Công ty Cổ phẩn kiểm định chất lượng xây dựng TOÀN CẦU cung cấp dịch vụ thi công đục phá bê tông an toàn hiệu quả tại Hà Nội. Với nhiều năm kinh nghiệm chúng tôi đã thi công hàng trăm công trình lớn nhỏ. Quý khách có nhu cầu liên hệ với chúng tôi theo thoog tin 
  • CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG TOÀN CẦU
  • Địa chỉ: Số 6BT4-2 KĐT Trung Văn, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Điện thoại: 0982 512 385‬
  • Hotline : 0988 995 332
  • Email: thinghiemvlxd@gmail.com
Dịch vụ đục phá bê tông tại Hà Nội bao gồm: đục tường, đục cột, đục mặt sàn 


ƯU ĐIỂM KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ ĐỤC BÊ TÔNG HÀ NỘI GIÁ RẺ

– 1. Đội ngũ kỹ thuật, nhân công giàu kinh nghiệm trong nghề khoan đục, khoan rút lõi bê tông
– 2. Nhiệt tình cẩn thận, có trách nhiệm công việc cao.
– 3. Phương tiện máy móc hiện đại giúp công việc triển khai nhanh chóng, chính xác và chất lượng.
– 4. Thi công nhanh, làm cả ngày nghỉ, ngày lễ
– 5. Chi phí thấp, cạnh tranh nhất thị trường

QUY TRÌNH THI CÔNG ĐỤC BÊ TÔNG

– Khảo sát chi tiết
– Báo giá thực hiện,
-Thực hiện thi tông khoan đục bê tông
-Thực hiện vệ sinh công trình sau khi khoan đục bê tông.
– Bàn giao cho khách hàng nghiệm thu.

Tham khảo thêm dịch vụ khoan rút lõi bê tông tại đây  http://thinghiemvlxd.vn/bao-gia-khoan-rut-loi-be-tong-tot-nhat-2020-tai-ha-noi/

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

Chọn vật liệu khi làm nhà như thế nào ?

"An cư mới lập nghiệp", muốn phát triển được sự nghiệp thì ngôi nhà là cực kỳ quan trọng. Một ngôi nhà vững chãi sẽ làm tiền đề để phát triển sự nghiệp. Bởi vậy việc thiết kế thi công nhà cũng như lựa chọn các loại vật liệu xây dựng cần hết sức chú trọng 

Bài này sẽ hướng dẫn bạn một số cách thức đơn giản lựa chọn các loại vật liệu cơ bản khi xây thô một ngôi nhà.

1. Xi măng

Đây là một chất gắn kết các thành phần cát, đá và nước lại với nhau để hình thành đá nhân tạo. Trong quá trình xây tô, nhiệm vụ của xi măng sẽ càng được chứng tỏ nhiều hơn, nếu bạn đưa ra quyết định đúng đắn, công trình xây dựng chắc chắn sẽ thích hợp, đảm bảo sự vững chắc. Đó là lý do vì sao ngay từ ban đầu bạn đã phải chọn những nhãn hiệu xi măng uy tín, đáp ứng được các tiêu chuẩn thí nghiệm xi măng có danh tiếng và được sự tin tưởng của nhà thầu cũng như là kiến trúc sư.

Nếu bạn tiết kiệm tiền trong thời gian ban đầu khi mua xi măng thì có thể bạn sẽ phải tốn khá nhiều tiền để sửa chữa, cải thiện hoặc thậm chí là không thể thay thế mà phải đập bỏ đi. Để hoàn thiện một công trình thì chi phí mua xi măng chỉ chiếm một phần nhỏ mà thôi, trung bình nó sẽ giữ ở mức 7 đến 9% tổng giá trị của công trình, vậy nên hãy lựa chọn nó một cách chính xác trước khi chuyển qua một loại vật liệu khác.

2. Cát

Để xác định được chất liệu cát như thế nào thì bạn có thể bốc một ít rồi nắm trong lòng bàn tay, thả ra mà thấy bất kỳ chất bẩn, bùn bám vào nó nghĩa là chất lượng cát không được tốt, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công trình xây dựng. Trước khi sử dụng tốt nhất bạn nên sàng lọc cát trước, khi cần kiểm tra kỹ hơn thì có thể đổ cát vào trong lọ thủy tinh rồi sau đó thêm một ít nước vào quấy lên.

Lúc này, cát sẽ lắng xuống đáy và phần chất bẩn sẽ được hiện rõ lên. Nếu hàm lượng của bùn hay bụi bẩn vượt quá 3% tổng trọng lượng cát thì cần được làm sạch nếu bạn muốn sử dụng nó. Nói tóm lại thì yêu cầu của cát là không được chứa đất sét, chất bẩn, mica hay vỏ sò… Không dùng cát nhiễm phèn hay nhiễm mặn trong việc đổ bê tông hoặc xây thô.

3. Đá

Đa phần cốt liệu thô xuất phát từ những viên đá nhỏ, nó giúp làm tăng thêm sức chịu đựng của bê tông. Dùng thông dụng nhất cho bê tông hiện nay là đá với kích thước 1x2 (kích thước hạt lớn nhất 20mm - 25mm). Cốt liệu đá phải sạch tạp chất khi đưa vào trộn bê tông, trước khi đưa ra quyết định bạn cũng cần phải lưu ý một số chi tiết như sau:

- Đá thông dụng có hình khối, không lẫn quá nhiều tạp chất cũng như thành phần hạt dẹt.
- Những tạp chất cần được sàng và rửa ngay.

4. Nước

Trong trường hợp dùng nước máy từ hệ thống cấp nước thì bạn chẳng cần phải lo lắng điều gì, tuy nhiên nếu như dùng nước giếng hay nguồn khác thì cần phải làm sạch, loại bỏ chất bẩn. Tránh dùng nước biển, nước phèn, nước ao hồ, nước lợ, nước có váng dầu, mỡ để xây nhà. Lượng nước yêu cầu phải có sự phù hợp với tỷ lệ của xi măng, có như vậy mới mong công trình được vững chắc.

5. Bê tông và vữa

Bê tông là loại vật liệu đá nhân tạo được hình thành bằng cách đổ khuôn và làm rắn chắc hỗn hợp theo một tỷ lệ hợp lý giữa các thành phần như xi măng, nước, cát, đá và phụ gia nếu có. Trong đó, phần cát và đá tự nhiên có vai trò là bộ khung chịu lực, bao bọc xung quanh là chất kết dính và nước, nhiệm vụ làm chất bôi trơn và đồng thời lắp đầy các khoảng trống giữa các hạt cốt liệu. Phần vữa là hỗn hợp gồm cát, xi măng, nước theo một tỷ lệ nhất định, ngoài ra bạn cũng cần phải có một chế độ bảo dưỡng hợp lý, đúng cách.

6. Gạch

Gạch xây tường cần phải thông qua quá trình quan sát, thường thì những viên gạch tốt sẽ có hình dạng chuẩn với những góc cạnh vuông vức, màu sắc đồng nhất sẽ đảm bảo chất lượng tốt. Khi thử làm vỡ một viên gạch nó sẽ không vỡ vụn thành nhiều mảnh nhỏ, mà vỡ đôi. Quan sát lõi viên gạch để thấy kết cấu lõi đồng nhất, bền vững. Khi đập 2 viên gạch vào nhau, gạch chất lượng thì sẽ phát ra những tiếng kêu thanh, chắc.

Ngoài ra bạn có thể thử làm rơi viên gạch ở độ cao chừng 1m xuống nền bê tông, nếu gạch tốt thì chắc chắn nó sẽ không bị vỡ. Hoặc bạn bỏ gạch vào trong nước ngâm khoảng 24h sau đó kiểm tra trọng lượng, nếu nó nặng hơn 15% thì bạn không nên sử dụng loại gạch này bởi khi hút quá nhiều nước, trọng lượng nặng lên sẽ tạo áp lực cho công trình và về lâu dài khiến tường sẽ bị yếu, dãn đến sập, đổ.

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Báo cáo thí nghiệm vật liệu xây dựng- Xác định khối lượng riêng của Xi măng

Công ty CP TM và Dịch vụ Toàn Cầu ( Công ty kiểm định xây dựng tại Hà Nội )chia sẻ với các bạn một mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng để xác định khối lượng riêng của xi măng

I. Khái niệm và mục đích thí nghiệm:

 Khái niệm:

-          Khối lượng riêng là khối lượng (khô) của một đơn vị thể tích vật liệu ở trạng thái hoàn toàn đặc.


-          Công thức: 𝛾𝑎


= 𝐺𝑘 (g/cm3; kg/m3; T/m3)
𝑉𝑎



Trong đó:       γa: khối lượng riêng của ximăng (g/cm3) Gk: Khối lượng ximăng ở trạng thái khô (g)
Va :Thể tích của ximăng ở trạng thái hoàn toàn đặc (cm3)

Mục đích:

-          Làm quen với các phương pháp và thao tác thí nghiệm xách định khối lượng riêng của một số vật liệu (xi măng, cát, đá, gạch, đất sét nung, bê tông, thép, vữa…)
-          Khối lượng riêng của một số loại vật liệu được xác định để đưa vào một số ứng dụng như: Dùng để tính toán độ đặc , độ rỗng của vật liệu.
Dùng để tính toán cấp phối bê tông , vữa xây dựng.

Dùng để tính toán và lựa chọn các phương tiện vận chuyển và bốc xếp.

II. Dụng cụ thí nghiệm

Bình Le chatelier. 
Cân điện tử, chính xác đến 0.01 g. 
Dầu hỏa, ximăng.
Phễu, pipet, đũa thủy tinh. Giá xúc, giấy thấm. 
Tủ sấy
Bình hút ẩm.
Các bạn có thể tham khảo chi tiết các dụng cụ và máy móc phục vụ quá trình thí nghiệm tại đây http://dichvukiemdinh.vn/thiet-bi-thi-nghiem-trong-cac-phong-las/



III. Trình tự thí nghiệm

-          Cân 65 g ximăng (mẫu xi măng đã được sấy đến khối lượng không đổi và để nguội đến nhiệt độ phòng, sàng qua sang 0.63 mm).
-          Dùng phễu cho dầu hỏa vào bình đến vạch số 0.
-          Dùng giấy thấm lau hết dầu bám quanh cổ bình.
-          Cho 65 g xi măng vào bình bằng giá xúc.
-          Xoay lắc bình để không khí trong xi măng thoát hết ra ngoài.
-          Ghi lại giá trị mực dầu hỏa dâng lên (Vd).
-          Tiến hành 2 lần thử theo quy định trên.

+ Sấy đến khối lượng không đổi: vật liệu được sấy ở nhiệt độ 105- 110, chênh lệch khối lượng giữa 2 lần cân liên tiếp 0.1%, thời gian giữa 2 lần cân đó lớn hơn 30 phút.
+ Tính toán kết quả:

-          Khối lượng riêng của xi măng được xác định theo công thức:
𝛾𝑎 = 𝐺𝑘/𝑉𝑑 (𝑔𝑐𝑚3)


Với Gk= 65 (g): khối lượng mẫu xi măng. Vd (cm3): thể tích dầu chiếm chỗ xi măng.
àKết quả là giá trị trung bình của 2 lần thử (chính xác đến 0.01 g/cm3 và chênh lệch giữa 2 lần thử phải 0.05 g/cm3).

IV. Kết quả thí nghiệm:



Gk (g)
Va (ml)
𝛾𝑎
(g/cm3)
Lần 1
65
21.5
3.023
Lần 2
65
21.85
2.974
Trung bình
2.9985

V. Nhận xét :

Công ty Toàn Cầu là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ thí nghiệm vật liệu xây dựng uy tín tại Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước. Chúng tôi cam kết đem đến dịch vụ Nhanh chóng - Chính xác - Trung thực. LH contact@dichvukiemdinh.vn

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Những yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn đối với cát xây dựng

Cát là một trong những nguyên vật liệu quan trọng đối với thi công công trình. Để có thể sử dụng trong xây dựng thì cát cần đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật và những tiêu chuẩn của cát xây dựng, đáp ứng được thí nghiệm vật liệu xây dựng khắt khe tại các trung tâm kiểm định. Dưới đây là những tiêu chuẩn Việt Nam đối với cát xây dựng 

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1770:1986 về cát xây dựng – yêu cầu kỹ thuật

Các tiêu chuẩn – yêu cầu kỹ thuật của cát xây dựng được xét theo các tiêu chuẩn chung của nhà nước về cát xây dựng 2017
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 1770:1986
NHÓM H
NHỮNG YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO CÁT XÂY DỰNG
– Sand for construction – Technical requirements
– Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1770: 1975.
– Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại cát thiên nhiên đặc chắc, được dùng:
– Làm cốt liệu cho bê tông nặng thông thường trong các kết cấu có hoặc không có cốt thép;
– Làm cốt liệu cho vữa thông thường;
– Làm lớp đệm đường sắt và xây dựng đường ô tô.

1. Yêu cầu kỹ thuật

1.1. Cát dùng cho bê tông nặng.
1.1.1. Theo mô đun độ lớn, khối lượng thể tích xốp, lượng hạt nhỏ hơn 0,14 mm và đường biểu diễn thành phần hạt, cát dùng cho bê tông nặng được chia làm 4 nhóm: to, vừa, nhỏ và rất nhỏ như bảng 1.
1.1.2. Tuỳ theo nhóm cát mà đường biểu diễn thành phần hạt nằm trong vùng gạch của biểu đồ sau (bảng 2)
Cát xây dựng cần đạt được các tiêu chuẩn quy định tại TCVN 1770

1.1.3. Cát dùng cho bê tông nặng phải theo đúng quy định ở bảng 3.
1.1.4. Cát đảm bảo các chỉ tiêu ở bảng 2 thuộc nhóm to và vừa cho phép sử dụng cho bêtông tất cả các mác, cát nhóm nhỏ được phép sử dụng cho bê tông mác tới 300 còn cát nhóm rất nhỏ được phép sử dụng cho bê tông mác tới 100.
1.1.5. Trường hợp cát không đảm bảo một hoặc vài yêu cầu ghi ở các điều từ 1.1.1 đến
1.1.4 hoặc cát chứa SiO2 vô định hình hay các khoáng hoạt tính khác, cát ngậm muối có gốc ion Cl thì chỉ được phép dùng trong bê tông sau khi nghiên cứu cụ thể có kể đến các điều kiện làm việc của bê tông trong công trình
1.2. Cát dùng cho vữa xây dựng
1.2.1. Cát xây dựng dùng cho vữa xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu ghi trong bảng 4.
1.3. Cát dùng làm lớp đệm đường sắt và xây dựng đường ô tô.
1.3.1. Cát dùng làm lớp đệm đường sắt và xây dựng đường ô tô phải có khối lượng thể tích xốp lớn hơn 1200 kg/m3.
1.3.2. Hàm lượng hạt nhỏ hơn 0,14 mm không vượt quá 10% khối lượng cát.
1.3.3. Hàm lượng hạt lớn hơn 5 mm và hàm lượng bùn, bụi, sét bẩn trong cát dùng để xây dựng đường ô tô được quy định riêng trong các văn bản pháp quy khác hoặc theo các hợp đồng thoả thuận
1.4. Khi xuất xưởng cơ sở sản xuất cát phải cấp giấy chứng nhận chất lượng kèm theo cho mỗi lô cát.

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng đã dẫn đến nhu cầu cao cho các sản phẩm vật liệu xây dựng như gạch, đá, cát, sỏi, xi măng…kết cấu thép từ các nhà thầu và hộ gia đình. Dịch vụ kiểm định Toàn Cầu có thể cung cấp cho bạn những loại vật liệu xây dựng chất lượng cao:
– Vật tư ngành thép: (Sắt phế liệu, Than lò sinh khí, gang đúc, huỳnh thạch, Quartzite…)
– Vật liệu xây dựng: (Gạch, đá, cát,sỏi…)

Quy chuẩn lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng cần biết

Tiêu chuẩn hiện hành nào được áp dụng cho các phương pháp lấu mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng hiện nay?Bài viết dưới đây Dịch vụ Kiểm định Toàn Cầu xin chia sẻ với các bạn các quy định, tiêu chuẩn áp dụng trong quy trình lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng bạn nhé!.

Các tiêu chuẩn lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng

1. Lấy mẫu xi măng

- Được quy định và áp dụng theo tiêu chuẩn: TCVN 6260-2009 và TCVN 2682-2009.
- Theo quy định: Mỗi lô xi măng < 40 tấn phải thực hiện công tác lấy 02 mẫu thí nghiệm, mỗi mẫu có trọng lượng 20kg để làm thí nghiệm. Mẫu xi măng phải được đều ở tất cả các bao xi măng có trong kho chứa, mỗi bao lấy 1kg.
- 1 mẫu thử được lấy để làm thí nghiệm, còn 1 mẫu còn lại được lưu giữ để làm công tác đối chứng khi cần thiết. Mẫu lưu này có giá trị trong khoảng thời gian là 60 ngày; trong khoảng thời gian này nếu không có bất kỳ khiếu nãi nào giữa bên mua và bán về các thắc mắc ở kết quả thí nghiệm thì phòng thí nghiệm sẽ tiến hành các thủ tục hủy bỏ mẫu lưu. 

Thí nghiệm xi măng được quy định theo tiêu chuẩn TCVN 6260-2009 và TCVN 2682-2009

- Khi xi măng được đưa đến công trình xây dựng thì đại diện cả 2 bên nhà đầu tư và chủ dầu tư sẽ cùng nhau lấy mẫu đóng gói, niêm phong và lập biên bản để gửu đến các Công ty có phòng thí nghiệm uy tín để tiến hành kiểm nghiệm. Các mẫu thử này phải được để trong hộp kín bảo quản nơi khô ráo tránh nước và các hóa chất khác.

2. Lấy mẫu cát

- Được quy định và áp dụng theo tiêu chuẩn: TCVN 7570-2006, TCVN 7572-2006, TCXD 127-1985.
- Cát xây dựng được chia làm 4 loại: Cát to, vừa, nhỏ và cát mịn.
- Cứ 100m3 cát xây dựng thì sẽ lấy 1 mẫu thử với khối lượng tối thiểu là 50kg và được lấy rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trong một đống cát cùng loại, đóng gói, lập biên bản và tiến hành mang đi thí nghiệm.
- Kết quả thí nghiệm vật liệu xây dựng cát xây dựng là cơ sở để thực hiện công tác nghiệm thu và là căn cứ để thiết kế thành phần bê tông.

3. Đá dăm (Sỏi) dùng trong bê tông

- Được quy định và áp dụng theo tiêu chuẩn: TCVN 7570:2006; TCVN 7572:2006.
a. Các loại đá dăm:

Đá cỡ 0,5x1: cỡ hạt từ 5-10mm
Đá cỡ 1x2: cỡ hạt từ 10-20mm
Đá cỡ 2x4: cỡ hạt từ 20-40mm
Đá cỡ 4x7: cỡ hạt từ 40-70mm

b. Yêu cầu kỹ thuật:

- Nhỏ hơn 200m3 đá tiến hành lấy 2 mẫu thử, lấy ở các vị trí khác nhau trong một đống đá cùng loại, đóng gói lập biên bản và lấy mẫu mang đi thí nghiệm.
- Kết quả thí nghiệm là cơ sở để tiến hành nghiệm thu và là căn cứ thể thiết kế thành phần bê tông.

4. Thép xây dựng

- Được quy định và áp dụng theo tiêu chuẩn: TCVN 1651-1:2008, TCVN 1651-2:2008, TCVN 6285-1997.

- Thép xây dựng có nhiều loại: thép tròn trơn, thép tròn đốt cán nóng, cán nguội, thép hình, thép lá, thép tấm…

a. Kiểm tra đường kính cốt thép bằng cách cân trọng lượng:

- Khi đưa thép vào sử dụng cần kiểm tra đường kính thực của cốt thép như sau: Cắt 01đoạn thép dài 1m để cân kiểm tra trọng lượng Q (gam), đường kính thực của câythép được tính bằng công thức sau:
D thực=0,43x √Q (mm)

b. Đo đường kính cốt thép vằn:

-Đường kính danh nghĩa D của cốt thép vằn tương đương với đường kính danh nghĩa của cốt thép tròn trơn có diện tích mặt cắt ngang bằng nhau. Diện tích mặt cắt ngang, khối lượng 1m chiều dài của thanh thép theo đường kính danh nghĩa với khối lượng riêng của thép bằng 7,85g/cm3.
- Lấy một mẫu thép dài đúng 1m được chọn trong lô thép cần kiểm tra, làm sạch mẫu trước khi cân và và xác định tiết diện. Sử dụng thiết bị đo cân có thang chia nhỏ để xác định (đến 1/1000kg) để cân mẫu.
- Diện tích mặt cắt ngang F (tính bằng cm2) của cốt thép được xác định theo khối lượng và chiều dài mẫu quy định tại TCVN1651:1995 theo công thức: F=Q/7,85L.
(Trong đó: F là diện tích mặt cắt ngang của thanh thép tính bằng cm2. Q là khối lượng của mẫu cốt thép vằn tính bằng g. L là chiều dài mẫu tính bằng cm.7,85 là khối lượng riêng của thép tính bằng g/cm3. So sánh kết quả với tiêu chuẩn thép).
- Xác định đường kính danh nghĩa (có hai phương pháp):
Xác định bằng phương pháp tra bảng theo TCVN 1651-1985 từ F và Q đã xác định được.
Xác định bằng công thức: D= √4F/3,14

c. Thí nghiệm thép:

- Lấy mẫu và thí nghiệm thép: Cứ mỗi lô thép có khối lượng <=20 tấn, cần lấy 01 nhóm mẫu thử để kiểm tra, bao gồm tất cả các chủng loại cốt thép trong lô, mỗi loại lấy 03 thanh dài từ 0,5m-0,8m.
- Các chỉ tiêu cơ lý khi thí nghiệm thép:
Giới hạn chảy, giới hạn bền;
Độ giãn dài;
Đường kính thực đo;
Uốn nguội;
- Kết quả thí nghiệm, kiểm định xây dựng và kiểm tra thép là cơ sở để nghiệm thu thép xây dựng.

5. Gạch xây dựng:

a. Gạch xây:
- Tiêu chuẩn áp dụng TCVN 1450-1986, TCVN 1451-1986.
- Gạchxây dùng trong công trình có nhiều loại: gạch rỗng đất sét nung, gạch, gạch đặc đất sét nung, gạch xi măng, gạch silicat…
- Lấy mẫu gạch: Cứ mỗi lô 50.000 viên gạch lấy 01 mẫu thử gồm 30 viên. Mỗi lô nhỏ hơn 50.000 viên xem như một lô.
- Các chỉ tiêu cơ lý khi thí nghiệm gạch:
Cường độ nén;
Cường độ uốn;
Khối lượng thể tích;
Hình dạng và kích thước;
Các khuyết tật ngoại quan.
- Kết quả thí nghiệm là cơ sở để nghiệm thu, đăng ký chất lượng gạch.

b. Gạch bê tông tự chèn, gạch bê tông lát:

- Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 6476-1999
- Cứ một lô 15.000 viên lấy một tổ mẫu gồm 20 viên. Một lô nhỏ hơn 15.000 viên xem như một lô. Kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý theo TCVN 6476-1999.
>> NGuồn tham khảo tại đây : http://thinghiemvlxd.vn/tieu-chuan-quy-cach-lay-mau-thi-nghiem-vat-lieu-xay-dung/